Thông tin chung:
Tên thường gọi: Cây sơn liễu, sơn liễu thái
Tên khoa học: Phyllanthus cochinchinensis muell
Họ thực vật: Euphorbiaceae (họ Thầu dầu)
Đặc điểm hình thái
Cây sơn liễu là cây dễ trồng và dễ chăm sóc.
Sơn liễu là loại cây ưa sáng và không chịu bóng râm nên phải trồng cây ở những nơi có ánh sáng nhiều nếu không cây sẽ bị vàng và rụng có thể chết cây
Để cây sơn liễu phát triển tốt nên chọn loại đất có hàm lượng dinh dưỡng cao và tơi xốp để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
Cây sơn liễu được nhân giống bằng cách giâm hoặc chiết cành.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Cây sơn liễu là cây bụi thân gỗ, có nhiều cành nhánh. Cây giống có chiều cao từ 10 – 15cm và khi trưởng thành từ 0.5 – 1m, mọc rũ xuống; các cành nhỏ mảnh và có gai.
Lá của cây là lá đơn, nhỏ, có hình thuôn nhọn hoặc tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi nhám.
Cây sơn liễu rất ít khi ra hoa, hoa sơn liễu màu nâu đỏ, mọc từng chùm ở nách lá.
Công dụng:
Cây sơn liễu thường được trồng trong chậu đứng, chậu treo, trong bồn hoặc trồng thành bụi để làm cảnh, trang trí sân vườn, công viên, lối đi, ban công…, tạo cảnh quan xanh cho các công trình. Cây sơn liễu hiện này đang được sử dụng nhiều để trồng làm tường cây ngoài trời, trồng trong bồn cao, trồng khóm lớn, trồng nền tạo thảm hoặc trồng trong chậu… với những cành nhánh dài rũ xuống sẽ tạo nên một bức tường xanh ấn tượng cho ban công, sân thượng, hàng rào…
Cây sơn liễu còn có thể được cắt tỉa và tạo dáng để làm bonsai, phù hợp làm cây nội thất.
Cây sơn liễu còn được dân gian sử dụng làm thuốc tiêu viêm, trị bệnh tiêu chảy, ghẻ, hỗ trợ hệ tiêu hóa…
Ý nghĩa: